• Trang Chủ

Blog Thợ Mỏ - Blog Kiến Thức

Chia Sẽ Kiến Thức, Tổng Hợp Mẹo Hay

  • Chia Sẻ
  • Cách làm
  • Kinh Nghiệm
    • Làm Vườn
  • Mẹo Hay
    • Mẹo vặt
  • Phong Thủy
  • Thủ Thuật
  • Tâm Linh
    • Giải Mã Giấc Mơ
    • Điềm Báo
Bạn đang ở:Trang chủ / Chia Sẻ / Cách ủ phân hữu cơ bón rau tại nhà bằng cách đơn giản nhất

Cách ủ phân hữu cơ bón rau tại nhà bằng cách đơn giản nhất

14/04/2020 by blogthomo Để lại bình luận

Những gia đình muốn trồng rau sạch tại nhà thì việc tự làm phân hữu cơ bón rau là điều tất yếu, vừa đảm bảo hiệu quả vừa tiết kiệm khá nhiều chi phí để mua phân bón. Sau đây Blog Thợ Mỏ sẽ hướng dẫn cách ủ phân hữu cơ tại nhà đơn giản và nhanh nhất nhé!

Định nghĩa: Phân hữu cơ là gì?

Mục lục bài viết

  • Định nghĩa: Phân hữu cơ là gì?
  • 2. Có mấy loại phân hữu cơ cơ bản?
    • Có 4 loại phân hữu cơ chính đó là:
  • 3. Tại sao nên ủ phân hữu cơ để trồng rau tại nhà
  • Quy trình ủ phân bón rau tại nhà
    • Bước 1: Chọn thùng để chứa phân
    • Bước 2: Chọn vị trí để đặt thùng phân
    • Bước 3: Chuẩn bị nguyên liệu tốt nhất để ủ phân hữu cơ
    • Bước 4: Những nguyên liệu không nên dùng để làm phân hữu cơ
    • Bước 5: Bắt đầu quy trình trộn ủ
    • Bước 6: Sử dụng phân ủ hữu cơ

Phân hữu cơ là phân chứa hợp chất dinh dưỡng mà các thành phần chủ yếu là từ các chất hữu cơ. Phân thường được làm từ phân động vật, than bùn, phế phẩm nông nghiệp (lá, cành, tro,…) hoặc là từ rác thải.

Đây là loại phân bón rất tốt cho rau sạch thường được dùng trong nông nghiệp. Trong phân có chứa những chất dinh dưỡng dễ hấp thu cho rau và thân thiện với môi trường.

Cách ủ phân hữu cơ từ rau củ, Cách làm thùng ủ rác hữu cơ, Từ làm thùng ủ rác hữu cơ, Từ làm thùng ủ rác hữu cơ, Cách ủ rác thải nhà bếp trồng rau, Cách ủ la cây khô, Cách ủ phân hữu cơ từ rác thải nhà bếp, Thùng nhựa ủ rác hữu cơ,
Cách ủ phân hữu cơ để bón rau tại nhà

2. Có mấy loại phân hữu cơ cơ bản?

Có 4 loại phân hữu cơ chính đó là:

  1. Phân hữu cơ truyền thống: Có nguồn thành phần chủ yếu tạo nên loại phân này là chất thải từ động vật, phế phẩm nông nghiệp, phân xanh, chất độn…. Hàm lượng hữu cơ chiếm hơn 22%.
  2. Hữu cơ vi sinh: Nguồn thành phần cũng như phân hữu cơ truyền thống nhưng sản phẩm tạo ra sẽ chưa một nhiều vi sinh có lợi cho rau, chúng sẽ hoạt động ngay sau khi phân được bón vào đất.
  3. Phân hữu cơ sinh học: Thành phần chính cũng giống như phân hữu cỡ vi sinh đôi khi có thêm chút than bùn nhưng phân được tạo ra theo công thức và quy trình sản xuất công nghiệp. Sản phẩm sẽ chứa các hợp chất sinh học như: Humin, Axit Amin, Axit Humic và các hợp chất khác,…
  4. Hữu cơ khoáng: Được tạo ra là từ phân hữu cơ sinh học nhưng được trộn lẫn với phân vô cơ. Hàm lượng hữu cơ chiếm >15%, hàm lượng NPK ≥ 8%.

 Xem thêm bài viết hay:

  • Top 10 loại rau trồng một lần ăn quanh năm
  • Tự chế biến thuốc trừ sâu sinh học tại nhà vô cùng đơn giản
  • Cách trồng rau mồng tơi một lần ăn quanh năm

3. Tại sao nên ủ phân hữu cơ để trồng rau tại nhà

Khi bạn làm phân hữu cơ tại nhà sẽ giúp việc cải thiện cấu trúc đất rất tốt, giữ được nước, sục khí.

Phân hữu cơ giúp bổ sung vi chất dinh dưỡng quan trọng làm tăng hoạt động của vi khuẩn trong đất, giúp cho đất giàu dinh dưỡng và rau phát triển khỏe hơn, xanh tươi hơn.

Nếu so sánh phân hữu cơ với phân vô cơ thì phân vô cơ sẽ làm đất bạc màu sau một thời gian trồng rau. Việc bạn dùng phân hữu cơ là việc nên làm để đảm bảo vườn rau của bạn trở nên xanh tươi hơn và đảm bảo an toàn cho bữa ăn trong gia đình bạn.

Khi dùng phân hữu cơ sẽ đảm bảo rau sạch còn phân hóa học sẽ làm cho các chất vô cơ trong phân ảnh hưởng trực tiếp.

Quy trình ủ phân bón rau tại nhà

Bước 1: Chọn thùng để chứa phân

Bạn có thể mua các loại thùng nhựa hình nón hay hình vuông bán sẵn ngoài thị trường. Cũng có thể dùng để gỗ để tự chế ra những chiếc thùng ủ phân hình vuông hoặc thùng có trục xoay tròn.

Mỗi loại thùng có một ưu nhược điểm và hạn chế riêng, nhưng đều có thể dùng để ủ phân.

Bước 2: Chọn vị trí để đặt thùng phân

Khi đặt thùng phân chứa hữu cơ nên chọn vị trí thoát nước tốt, có nắng nhiều. Đặc biệt là vị trí đặt phải thuận tiện cho bạn ra vào kiểm tra chất lượng phân ủ quanh năm.

Nên đặt thùng trên đất trồng thay vì đặt trên nền bê tông hoặc nền gạch. Để đảm bảo rằng giun và các sinh vật có lợi khác có thể xâm nhập vào thùng.

Loại bỏ cỏ, cây cối và đào đất xuống độ sâu khoảng 10 – 20 cm.

Bước 3: Chuẩn bị nguyên liệu tốt nhất để ủ phân hữu cơ

Thành phần phân ủ được chia làm 2 loại:

Nguyên liệu nâu như:

  • Lá cây khô
  • Cỏ khô
  • Giấy và cart tông
  • Rơm
  • Cành cây khô
  • Vỏ trứng
  • Túi lọc trà
  • Mạt cưa

Nguyên liệu xanh như:

  • Vụ rau củ quả sống
  • Cỏ mới xén
  • Vỏ trái cây tươi
  • Bã cà phê
  • Phân tươi
  • Cành cây cành
  • Cỏ dại
  • Lá, cành tỉa từ cây cảnh

Bước 4: Những nguyên liệu không nên dùng để làm phân hữu cơ

Một số nguyên liệu bạn nên tránh không cho vào đống phân ủ của mình như:

  • Thịt hoặc xương động vật
  • Gia cầm và cá
  • Lòng trứng
  • Chất béo
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Phân người hoặc động vật
  • Cỏ dại có chứa chất độc
  • Gỗ đã qua xử lý

Ngoài ra còn có các nguyên liệu khác cũng rất nguy hiểm, không nên sử dụng bởi chúng có thể gây ra ngộ độc.

Bước 5: Bắt đầu quy trình trộn ủ

Sau khi mội công việc phân loại được nguyên liệu xanh, nguyên liệu nâu và các thành phần cần tránh, chúng ta bắt đầu tiến hành trộn ủ phân xanh và phân nâu từng lớp như sau:

Đầu tiên rải một lớp cành cây khổ, cỏ khổ hoặc rơm dày 10cm ở dưới đáy thùng. Sau đó thêm một lớp các nguyên liệu màu nâu 10 cm

Tiếp theo là một lớp mỏng phân ủ hoặc đất vườn màu mỡ. 3 lớp nhỏ này gộp lại như là 1 tầng của chiếc bánh kem.
Làm ẩm từng lớp bằng cách phun nhẹ bằng vời tưới hoa.

Thêm các vật liệu thành từng tầng xen kẽ xanh và nâu đến lúc thùng đầy thì thôi.
Khi bạn đã xếp đầy đủ các nguyên liệu như vậy, cứ 2 tuần hoặc lâu hơn, bạn xoay thùng phân một lần. Số lần xoay thùng phân càng nhiều thì phân ủ càng nhanh phân hủy.

Bước 6: Sử dụng phân ủ hữu cơ

Có thể mất 2 tuần hoặc một năm để có được một thùng phân ủ chất lượng. Thời gian cần thiết có thể khác nhau tùy thuộc nguyên liệu hoặc phương pháp ủ phân hữu cơ.

Khi bạn thấy phân hữu cơ có những đặc điểm sau thì có nghĩa phân ủ của bạn đã phân hủy hoàn toàn:

  • Phân hữu cơ vụn ra và trông giống như mùn, trong trường hợp nếu có mùn cưa, gỗ sẽ thành dạng hình sợi
  • Khi chuyển sang màu nâu thì đã thành phân hữu cơ
  • Phân hữu cơ có mùi đất tự nhiên
  • Khi phân ủ của bạn đã được phân hủy hoàn toàn tạo thành mùn thì bạn bắt đầu đem đi bón cho cây.

Bài viết đã được DMCA

Đánh giá post

Xem thêm các bài hay nè

Phân bón hữu cơ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cây trồng
Tự làm phân bón hữu cơ tại nhà từ rác thải nhà bếp
5 phút Review Mioskin, đọc xong muốn xài ngay lập tức
Cách cải tạo đất trồng rau trồng chậu
3 cách cải tạo đất trồng rau cực kỳ hiệu quả
Sau khi ủ, sữa chua lên men và cô đặc lại.
Cách làm sữa chua ngon mịn chuẩn công thức đơn giản tại nhà
Hạt đác và 3 điều bạn không thể bỏ lỡ
4 loại hạt giống làm rau mầm dễ trồng, bổ dưỡng
4 loại hạt giống làm rau mầm dễ trồng, bổ dưỡng

Thuộc chủ đề:Chia Sẻ, Làm Vườn Tag với:Cách làm thùng ủ rác hữu cơ, Cách ủ la cây khô, Cách ủ phân hữu cơ từ rác thải nhà bếp, Cách ủ phân hữu cơ từ rau củ, Cách ủ rác thải nhà bếp trồng rau, Thùng nhựa ủ rác hữu cơ, Từ làm thùng ủ rác hữu cơ

Bài viết trước « Cách sử dụng bã cà phê để làm phân bón cho rau sạch tại nhà
Bài viết sau 【Top 10】 loại rau trồng một lần ăn quanh năm »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính


  • Bật mí về việc nháy mắt phải liên tục
  • Điềm báo về việc nháy mắt trái liên tục
  • Chuẩn bị hộp Quà Tết

Bài viết mới

  • Giải mã giấc mơ thấy rắn có điềm gì?
  • Giải mã giấc mơ thấy chuột có điềm gì?
  • Giải mã giấc mơ thấy trâu có điềm gì?
  • Giải mã giấc mơ thấy hổ có điềm gì?
  • Giải mã giấc mơ thấy mèo có điềm gì?

Phản hồi gần đây

    Copyright © 2017 · Powered by: ThoMo.Vn · Log in· DMCA.com Protection Status